Cách Giặt Nệm Tại Nhà nhanh khô sạch khuẩn cực đơn giản

Cách Giặt Nệm Tại Nhà nhanh khô sạch khuẩn cực đơn giản

Nệm là vật dụng không thể thiếu của các gia đình thời hiện đại. Nệm êm ái và được dùng thường xuyên, do vậy nó là nơi dễ tích tụ các loại vi khuẩn, côn trùng có hại; hoặc xuất hiện nấm mốc dẫn đến các bệnh da liễu. Nếu nặng hơn, chúng có thể ảnh hưởng đến hô hấp hoặc gây ra các bệnh truyền nhiễm. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn các cách giặt nệm tại nhà đơn giản, nhanh khô. Từ đó, mang lại một giấc ngủ an lành cho gia đình bạn.

Hướng dẫn cách giặt nệm tại nhà đơn giản nhanh chóng
Hướng dẫn cách giặt nệm tại nhà

Những cách giặt nệm khô tại nhà hiệu quả nhất

Nệm thường có khổ lớn nên lâu khô khi giặt bằng nước. Vì vậy, các nhà sản xuất thường khuyên chúng ta  để giúp cho nệm bền hơn và không bị mất phom. Sau đây, Cleanipedia sẽ hướng dẫn cách giặt nệm sạch và bền bạn có thể áp dụng cho nệm cao su hay lò xo đều được.

1. Cách giặt nệm tại nhà bằng dung dịch nước xà phòng loãng

Khi nệm lò xo hay nệm cao su xuất hiện những vết ố bẩn, xà phòng loãng chính là “cứu cánh” cho bạn.

  • Khi giặt nệm, bạn có thể thử dùng mút chấm nhẹ xà phòng loãng lên bề mặt bị bẩn. Sau đó, bạn dùng bàn chải chà nhẹ.
  • Để hút sạch phần nước thấm vào trong nệm, bạn dùng một chiếc khăn khô để lên phía trên nệm.
  • Bạn có thể để khô tự nhiên như phơi nắng; hoặc dùng các thiết bị điện như máy sấy, quạt để nệm mau khô hơn.
  • Trong trường hợp vết bẩn không thể chải sạch, bạn có thể dùng nước oxy già làm  để tẩy sạch vết bẩn. Và sau đó để nệm khô tự nhiên
NA

2. Cách giặt nệm tại nhà bằng Baking Soda

chắc hẳn đã không còn xa lạ với chúng ta. Bột Baking soda thường được dùng để làm sạch các loại vật dụng như thảm, nệm, sofa... Cách giặt nệm bằng baking soda cũng vô cùng đơn giản.

  • Đầu tiên, bạn rải đều bột lên trên bề mặt nệm ngủ và đợi 45 phút.
  • Sau đó, bạn dùng máy hút sạch để loại bỏ bụi bẩn và  hiệu quả.
  • Nếu muốn nệm thơm hơn, trong quá trình giặt nệm, bạn có thể sử dụng loại bột có hương vanilla hoặc oải hương. Đây là  được nhiều chị em nội trợ Đài Loan áp dụng. Tuy nhiên, bạn nên tránh việc dùng sai liều lượng, để ngăn ngừa tình trạng mùi quá nồng, gây nhức đầu cho bạn và cả gia đình.
NA
Cách giặt nệm bằng bột baking soda

3. Cách giặt nệm tại nhà bằng hơi nước nóng

Hơi nước nóng và độ ẩm thấp là một trong những cách tốt nhất để loại bỏ vết bẩn. Nó hoàn toàn tự nhiên và an toàn cho sức khỏe. Sử dụng hơi nước sẽ giúp làm mới nệm, đồng thời tiêu diệt rệp, bọ và bụi bẩn. Nếu trong nhà bạn đã có máy giặt nệm bằng hơi nước nóng, Cleanipedia sẽ giới thiệu một phương pháp hấp nệm sạch như sau:

  • Đầu tiên, bạn lấy vỏ gối, ga giường ra khỏi nệm
  • Sau đó, rắc một lượng baking soda vừa phải lên khắp nệm và để yên trong 45 phút để loại bỏ mùi hôi
  • Tiếp theo, bạn dùng máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn và baking soda.
  • Tiếp đến, sử dụng máy hơi nước chạy đều trên khắp mặt nệm để loại bỏ bụi một cách hiệu quả nhất
  • Cuối cùng, bạn để ít nhất 4 tiếng đồng hồ để nệm khô.

4. Cách giặt nệm tại nhà bằng nước sạch và khăn ẩm

Phương pháp làm sạch nệm bằng khăn ẩm cũng khá dễ thực hiện.

  • Đầu tiên, bạn ngâm nước những chiếc khăn hoặc ga giường.
  • Sau đó, bạn vắt khô và trải đều chúng lên trên nệm.
  • Đồng thời, bạn dùng gậy đập mạnh lên chúng. Nguyên lý của cách làm này là để bụi bẩn bay khỏi nệm và bám vào khăn hoặc ga ướt.
  • Đến khi bạn cảm thấy nệm đã đủ sạch, hãy giặt lại khăn và ga giường. Để cách giặt nệm này phát huy hiệu quả tối đa, bạn nên thực hiện ở chỗ thoáng mát như sân phơi. Bạn cũng nên phơi nắng và  định kỳ.

Ngoài ra, Cleanipedia mong muốn chia sẻ đến bạn đọc cách giặt nệm tại nhà hiệu quả đặc biệt với sản phẩm OMO. Cùng với các hạt năng lượng và công nghệ khóa hương thơm hiệu quả, OMO sẽ giúp chiếc nệm nhà bạn trở nên sạch sẽ tức thì cùng hương thơm dịu mát.  Hơn nữa, các sản phẩm của OMO đặc biệt nhẹ nhàng với da tay, giúp khách hàng không lo dị ứng, tổn thương làn da khi giặt nệm.

Các bước giặt nệm tại nhà từ A đến Z

Vậy là, Cleanipedia đã điểm qua các cách giặt nệm hiệu quả. Sau đây, Cleanipedia sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước làm sạch nệm khi bạn áp dụng các cách trên. Dù là nệm cao su, nệm lò xo hay nệm bông ép, bạn hãy áp dụng quy trình giặt nệm sau để đạt được hiệu quả làm sạch tốt nhất.

Dọn dẹp tất cả vật dụng, gối, chăn màn trước khi giặt nệm
Hướng dẫn giặt khô nệm tại nhà từ A đến Z

Giai đoạn 1: Dọn dẹp và tháo vỏ nệm khỏi giường

Bước 1: Tháo ga nệm và đồ trang trí khỏi giường

  • Trước khi bắt tay vào công đoạn giặt nệm tại nhà, bạn hãy dọn dẹp tất cả những vật dụng trên giường. Bắt đầu bằng việc tháo vỏ gối và chăn màn để đem đi giặt.
  • Tiếp theo, bạn gom gọn tất cả ruột gối ngủ, gối ôm, chăn màn ra khỏi giường.
  • Lưu ý: bạn nên để vỏ chăn, gối... tại một nơi sạch sẽ để tránh làm dơ ruột bên trong.

Bước 2: Tháo vỏ bọc ruột nệm

Các dòng nệm hiện nay phần lớn đều có thêm vỏ bọc ruột nệm giúp bảo vệ chất lượng nệm bền lâu. Bạn hãy tìm khóa kéo và tháo vỏ bọc ruột nệm ra. Sau đó, bạn mang chúng đi giặt cùng với vỏ gối và chăn màn.

Tháo vỏ nệm, ga trải giường trước khi giặt nệm
Tháo vỏ ra giường

Bước 3: Giặt vỏ gối, ga trải giường và vỏ bọc ruột nệm

  • Trước khi giặt nệm, bạn hãy gom tất cả vỏ gối, ga trải giường và vỏ bọc nệm cho vào máy giặt. Bạn có thể cân nhắc chọn các chương trình giặt thông minh trên máy giặt và chọn thêm chức năng . Các chức năng này sẽ giúp giặt sạch,làm khô nhanh chóng cũng như hạn chế vi khuẩn, nấm mốc phát triển trên vỏ chăn, ga, vỏ gối.
  • Đặc biệt, khi thực hiện  bằng máy giặt, bạn nên chọn chế độ giặt gối nhẹ nhàng với thời gian giặt lâu. Bởi lẽ, chế độ vắt quá mạnh và giặt nhanh sẽ khiến ruột gối mau bị hư hỏng và vón cục lại.
Hãy chọn chế độ giặt vắt nhẹ khi giặt gối bằng máy giặt để hạn chế làm hư hỏng chất lượng gối
Sử dụng máy giặt để giặt sạch chăn, ra gối, nệm

Giai đoạn 2: Vệ sinh, giặt nệm và khử mùi ẩm mốc trên nệm

Trong toàn bộ quy trình giặt nệm, đây là giai đoạn quan trọng nhất. Do đó, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn chi tiết dưới đây để việc làm sạch nệm thu được kết quả tốt nhất.

Bước 1: Hút bụi bề mặt nệm

Các loại bụi bẩn, tóc rụng, tế bào chết trên da và mạt bụi... sẽ tích tụ thành một lượng khá lớn trên nệm sau một thời gian dài sử dụng mà không được vệ sinh. Vì vậy, đối với những loại bụi bẩn này, bạn cần sử dụng máy hút bụi để hút sạch các loại cặn bẩn bám sâu trong kẽ nệm.

Một lưu ý cho bạn là khi hút bụi nệm, bạn lắp thêm đầu cọ mềm để làm sạch. Trong quá trình hút, đầu cọ sẽ quét lướt qua giúp bạn dễ dàng hút sạch các chất bẩn bám sâu.

  • Nệm cao su: Đối với nệm cao su, bạn hãy lưu ý hút bụi thật kỹ ở các lỗ hổng của nệm. Vì nơi đây tích tụ nhiều bụi bẩn, khó làm sạch. Bên cạnh đó, bạn không nên gấp và đè mạnh lên vị trí nệm đang gấp. Bởi việc làm này sẽ khiến nệm dễ bị gãy, hư hỏng cấu trúc nệm.
  • Nệm lò xo và nệm bông ép: Bạn hút bụi vòng quanh đều khắp mặt nệm và chú ý ở phần góc nệm. Đặc biệt là thiết kế nệm lò xo sẽ có các đường may gấp khúc ở đó, bạn cần lưu tâm vệ sinh vị trí đó thật kỹ.
Dùng <a href=
Hút bụi nệm gối

Bước 2: Làm sạch các chất lỏng trên bề mặt nệm

Trong các bước giặt nệm tại nhà,việc làm sạch chất lỏng trên nệm khá quan trọng. Để vệ sinh các vết nước đổ trên bề mặt nệm, bạn dùng chiếc khăn ẩm thấm nước rồi lau nhẹ. Lưu ý, bạn không nên thấm quá nhiều nước và chà nệm quá mạnh trong khi giặt nệm. Vì điều này chỉ khiến tấm nệm bị ướt và khó làm khô hơn.

Dùng khăn ẩm để lau sạch vết nước trên bề mặt nệm
Làm sạch các vết bẩn trên bề mặt nệm trước

Bước 3: Vệ sinh, làm sạch các cặn bẩn trên bề mặt nệm

  • Chuẩn bị dung dịch : 2 thìa oxy già và 1 thìa nước rửa chén
  • Bạn dùng bàn chải mềm hoặc bàn chải cũ có đầu lông mềm nhúng hỗn hợp dung dịch. Sau đó, chà lên vết bẩn để làm sạch nệm.
  • Sau cùng, dùng khăn ẩm lau đi các vết bẩn bong ra trên bề mặt nệm.
  • Lưu ý, chỉ dùng một lượng dung dịch làm sạch nệm vừa đủ. Bởi nếu dùng quá nhiều sẽ gây ẩm ướt và hư hỏng nệm.
Sử dụng một lượng dung dịch vệ sinh nệm vừa đủ để làm sạch
Chuẩn bị dung dịch vệ sinh nệm

Bước 4: Dùng dung dịch enzyme làm sạch các vết bẩn sinh học trên nệm

Những vết sinh học như: vết máu, mồ hôi, nước tiểu, chất nôn... là những chất bẩn trên nệm thường thấy. Với dung dịch làm sạch chứa enzyme, chị em có thể giặt vết nước tiểu của con trên nệm một cách dễ dàng. Không những vậy, chất tẩy rửa  còn có khả năng phân hủy vết bẩn nhanh chóng. Cách thực hiện giặt nệm tại nhà với dung dịch enzyme như sau:

  • Phun một lượng dung dịch làm sạch enzyme lên chiếc khăn
  • Dùng khăn chấm đều lên các vết bẩn trong 15 phút
  • Dùng chiếc khăn sạch khác thấm nước lạnh và lau sạch vết bẩn bong ra khỏi bề mặt nệm

Lưu ý, bạn không nên phun dung dịch enzyme lên bề mặt nệm. Vì dung dịch làm sạch sẽ thấm xuống hết mà không thể làm sạch bề mặt nệm.

Giặt nệm sạch vết nước tiểu, vết máu, chất nôn bằng dung dịch làm sạch enzyme

Bước 5: Rắc baking soda lên bề mặt nệm để hút ẩm và khử khuẩn

chắc hẳn đã không còn quá xa lạ rồi phải không? Bạn hãy rắc thật nhiều bột baking soda lên khắp bề mặt nệm để hút ẩm và khử mùi hôi. Một khi chiếc nệm không còn tình trạng ẩm ướt, nó sẽ hạn chế nấm mốc phát triển.

Một bật mí nhỏ cho bạn, nếu muốn làm thơm nệm, bạn có thể nhỏ một ít  vào cùng baking soda rồi rắc lên bề mặt nệm.

Nhỏ một ít tinh dầu thơm vào baking soda giúp hút ẩm và làm thơm nệm hiệu quả
Rắc baking soda lên bề mặt nệm

Bước 6: Hút bụi loại bỏ lớp baking soda trên bề mặt nệm

Tiếp nối quy trình giặt nệm, bạn để lớp baking soda lưu lại trên bề mặt nệm ít nhất 30 phút. Các loại mùi hôi, ẩm mốc sẽ được baking soda hút hết. Khi đó, bạn hãy dùng máy hút bụi làm sạch lại bề mặt nệm.

Dùng máy hút bụi làm sạch bột baking soda trên bề mặt nệm
Hút bột baking soda khỏi mặt nệm

Bước 7: Phơi nệm nơi thoáng mát

Sau khi đã giặt nệm, bạn hãy phơi chúng tại nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Bạn có thể mở cửa sổ để có tia nắng dịu nhẹ giúp khử khuẩn nệm.

Một mẹo nhỏ là, để nệm khô nhanh, bạn có thể tăng cường thêm một chiếc quạt gió để tạo luồng gió giúp chiếc nệm mau khô hơn.

Phơi nệm ở nơi thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp
Để nệm khô tư nhiên

Giai đoạn 3: Bọc lại ga nệm và gối

Để kết thúc quy trình giặt nệm tại nhà, bạn tiến hành bọc lại vỏ nệm, ga giường, vỏ gối. Để ga trải giường thơm lâu, bạn có thể dùng một ít  phủ lên khắp ga trải.

Bên cạnh đó, bạn cần bảo đảm vỏ gối, vỏ nệm thật khô rồi mới bọc lại nhé. Nếu như các góc vỏ gối hoặc nệm chưa khô, bạn hãy dùng . Đây là cách sấy khô nhanh giúp hạn chế ẩm mốc.

Hãy chắc rằng ga giường và vỏ gối thật khô rồi mới bọc lại để tránh ẩm mốc
Bọc lại chăn ra gối nệm

Cách bảo quản nệm bền lâu đẹp như mới

Bên cạnh việc giặt nệm, bạn cũng cần biết cách bảo quản nệm mới giúp nệm bền lâu:

  1. Cứ mỗi 3 đến 6 tháng, bạn cần trở mặt nệm để chúng lún đều hơn. Từ đó, hạn chế tình trạng nệm bị xẹp lún không đồng đều.
  2. Bạn nên mua thêm ga trải bảo vệ nệm để giúp các chất lỏng không thấm sâu xuống ruột nệm.
  3. Không để các vật nhọn gần nệm bởi nó sẽ gây hư hỏng chất lượng nệm.

Trên đây là các cách giặt nệm tại nhà và những bước giặt nệm chuẩn nhất. Chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên theo dõi  để đón đọc các mẹo chăm sóc nhà cửa mới nhất nhé.

Nguồn:


Share Tweet Send
0 Comments
Loading...